Đặc sản Hà Giang là gì? Những món ăn nên thử khi đi du lịch Hà Giang. Trong bài này, mình xin chia sẻ 12 đặc sản Hà Giang làm mê lòng dân phượt như thế nào. Du lịch Hà Giang mùa gì về làm quà.
Đến với Hà Giang bạn không chỉ ngắm vẻ đẹp Tuyệt Mỹ Thiên Nhiên của SÔNG – NÚI – MÂY – ĐÈO mà đừng quên thưởng thức những món ăn Tuyệt đỉnh mỹ vị nhất thế gian. Những món ăn vô cùng dân dã hấp dẫn lại thơm ngon đến kỳ lạ. Hãy cùng Người Chia Sẻ điểm danh 10 món ngon không thể bỏ qua khi du lịch phượt Hà Giang.
Mục Lục
Đặc sản Hà Giang, những món ngon nên thử.
Cháo ấu tẩu Hà Giang
“Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”, câu nói này quả thực không sai. Món ăn này không chỉ có mùi thơm ngậy, bùi cay mà còn có vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu, thành phần chính của cháo. Khi mới ăn bạn sẽ hơi khó nuốt nhưng nếu đã quen thì lại trở thành món ăn gây nghiện. Được coi là món cháo giữ nhiệt do vậy thời điểm phù hợp nhất mà du khách có thể thưởng thức món ăn này là mùa đông. Quán ăn ngon bạn có thể qua Quán Hương ở 171 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Giang.
Thắng Dền
Thắng dền là một loại bánh ăn chơi khá phổ biến tại thành phố Hà Giang. Nhiều người nhầm tưởng đây là món bánh trôi miền xuôi nhưng thắng dền lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bánh làm từ bột nếp, đường và được nặn thành viên tròn, Chỉ khi có khách gọi, chủ quán mới cho bánh vào luộc rồi chan nước bao gồm đường hoa mai cô đặc, dừa và gừng. Đây là món ăn khá hợp vào khí trời mát mẻ ở Hà Giang, đặc biệt trong những ngày đông. Vị cay cay của gừng sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi.
Món ăn này thường bán ở vỉa hè vào buổi tối ở các khu phố: Đồng Văn, Hà Giang, Quản Bạ, Yên Minh…
Thắng Cố
Thắng Cố là đặc sản chỉ có vùng miền núi mới có nên nhiều du khách từ dưới xuôi lên đều thích thú, một món ăn dân dã có sức hấp dẫn đến lạ kì. Theo các già bản người Mông kể lại thì thắng cố là biến âm từ tên gọi “Thảng cố”, nghĩa là canh xương.Trong nồi thắng cố gồm chủ yếu là xương, thịt gia súc cùng lục phủ ngũ tạng, chủ yếu là thịt ngựa. Theo dân gian truyền lại món thắng cố được người Mông mang theo về Việt Nam cách đây khoảng 300 năm và sự tích “nồi da xáo thịt” thời loạn lạc. Người Mông (Miêu) cũng nằm trong số sắc tộc bị săn lùng giữa các dân tộc buộc phải ly hương. Cuộc thiên di tán tác ấy đến khi lương thảo đã cạn, họ thịt cả những chiến mã để cứu quân lính. Không có xoong, chảo, họ đã dùng da ngựa làm thành cái chảo lớn và sử dụng toàn bộ con ngựa làm thực phẩm. Và từ đó đến nay, món thắng cố đã trở thành món ăn truyền thống của người Mông. Mỗi khi vào dịp lễ hội hoặc vào các chợ phiên vùng cao người ta thường tổ chức nấu thắng cố để phục vụ lễ hội và du khách.
Rêu nướng
Cùng với thắng dền, thắng cố đặc sản Hà Giang không thể không nhắc đến món rêu nướng. Chỉ nghe cái tên thôi cũng đã thấy lạ mà biết ngay nguyên liệu làm ra chúng là gì. Rêu nướng được làm từ đám rêu non, rồi đem trộn với các loại gia vị như muối, bột ngọt, lá mùi tàu……và đem nướng. Món ăn này có hương vị riêng, rất độc đáo, mang đậm văn hóa của người Tày tại Hà Giang.
Không chỉ là món ăn ngon, rêu nướng có tác dụng chữa bệnh rất tốt nên chúng trở thành đặc sản Hà Giang được nhiều người ưa chuộng.
Đặc sản này thường vào mùa rêu tháng 11,12, thường vào ở Homestay vào các nhà người Tày. Ví dụ ở bản Tùy, Du Già, Phương Thiện, Phương Độ.
Phở Tráng Kìm
Phở Tráng Kìm chỉ có ở một địa điểm duy nhất. Đó là một bản nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Lô của xã Quyết Tiến. Bản làng bình yên này nổi tiếng với món phở đã bao năm. Món ăn nổi tiếng, không chỉ vì ngon, hấp dẫn mà còn thú vị, “lạ” trong cách chế biến rất tinh tế, khéo léo của đôi tay người miền núi.
Đây là món điểm tâm sáng của những người đi chợ phiên hoặc du khách đi chợ phiên muốn thưởng thức thử món ăn đặc sản tại phiên chợ Tráng Kìm
Sợi phở Tráng Kìm đã có những nét khác biệt so với những loại phở khác. Màu sắc, hương vị cùng độ dai của sợi khiến món ăn thêm ngon hơn, lạ miệng hơn. Sợi phở Tráng Kìm được làm rất thủ công ở mọi công đoạn. Bột gạo được xay bằng đôi tay của những người phụ nữ. Những tảng bánh phở được phơi rải đều rồi chính những đôi tay ấy lại cắt nên sợi phở to bản, dai và dầy sợi.
Thịt gà trong phở Tráng Kìm có màu vàng đặc biệt, đó chính là màu vàng của nghệ. Đó là bí quyết của người dân nơi đây khi luộc gà đã cho nghệ vào để gà có màu bắt mắt và một mùi vị đặc biệt.
Phở Tráng Kìm chỉ có ở một địa điểm duy nhất. Đó là một bản nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Lô của xã Quyết Tiến. Bản làng bình yên này nổi tiếng với món phở đã bao năm. Món ăn nổi tiếng, không chỉ vì ngon, hấp dẫn mà còn thú vị, “lạ” trong cách chế biến rất tinh tế, khéo léo của đôi tay người miền núi.
Bánh Tráng
Bánh tráng có lẽ là món ăn không còn xa lạ với nhiều người. Tại cao nguyên đá Hà Giang, nhiều du khách đã dễ dàng tìm được món ăn khoái khẩu này. Cũng được làm từ bột gạo, trứng, hành tươi, bánh tráng Hà Giang có hương vị đặc biệt bởi thứ gạo trồng nơi đây.
Bánh cuốn trứng
Cũng là bánh cuốn nhưng ở Hà Giang món ăn này lại không dùng cùng nước chấm như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vào đó, khi tráng trên bếp, bánh sẽ được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bột trắng ngần bên ngoài gói lại. Khi thưởng thức, thực khách sẽ ăn kèm với một bát nước lèo thả giò trắng thơm ngon ở trong. Món ăn này ăn lạnh hay nóng đều ngon vì vị ngậy của trứng cùng hương thơm đậm đà của nước lèo.
Bún vịt Hà Giang – Đặc sản của người Tày
Bún vịt- một món ăn đặc sản của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7, một trong ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này. Bún được làm kỳ công như làm bánh, ăn cùng nước luộc béo ngậy của những chú vịt tươi ngon nuôi thả trên suối. Các bạn có thể đến thưởng thức món bún vịt này ở quán ” Bún Vịt Làng ở Bản Tùy, cách TP. 5km đi về hướng Bắc Mê.
Xôi ngữ sắc Hà Giang
Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt. Xôi này được làm từ một loại gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra, từng hạt gạo trắng thơm lừng được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi. Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.
Mật ong rừng bạc hà
Mật ong bạc hà là đặc sản dân dã quý hiếm và được nhiều người ưa chuộng nhất khi đến Hà Giang. Mật ong bạc hà có vị ngọt thanh, dịu nhẹ và thoảng mùi hương hoa bạc hà có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Là bài thuốc dân dã có công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa, làm mịn và hồng da.
Chè Shan Tuyết
Chè Shan Tuyết được trồng ở khắp các huyện của Hà Giang, nhiều nơi có cây cổ thụ cao tầm 300 – 1000m. Ai đã từng thưởng thức chè Shan Tuyết Hà Giang thì chắc hẳn khó có thể quên được hương vị thơm ngon của chúng. Loại chè này sạch, khi chăm sóc, người dân sử dụng biện pháp tự nhiên nên không hề có những hóa chất độc hại. Và chè Shan tuyết được thu hoạch 4 vụ trong năm nên tới Hà Giang, du khách đến Hà Giang vào thời điểm nào cũng có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của trà Shan tuyết.
Rượu ngô Hà Giang
Giống các vùng núi cao khác thì rượu ngô Hà Giang cũng là một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến đây. Rượu uống ngon khi được hạ thổ lâu năm.
Tony Hải/ Tổng hợp
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.