Độc đáo nghi Lễ cấp sắc người Dao ở Hà Giang vẫn được bảo tồn

Lễ cấp sắc  là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất của người Dao. Với người Dao thì đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Trong bài viết này cùng Thổ Địa khám phá nét độc đáo trong lễ cấp sắc của người Dao ở Hà Giang. 

Lễ cấp sắc người dao ở Hà Giang

Nghe và giới thiệu về lễ cấp sắc của người Dao cũng nhiều. Hôm nay Thổ Địa mới được trực tiếp đi tham dự nghi lễ cực kỳ đặc biệt này. Địa điểm mà diễn ra cấp sắc là thôn Nà Thác, Phương Độ, Tp. Hà Giang.

Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng…

Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh đến em. Con trai thường từ 10 tuổi trở lên là đã có thể tiến hành cấp sắc. Tuy nhiên, vì tổ chức lễ trên phạm vi làng xã (mời cả làng đến dự ăn uống cùng gia chủ trong suốt thời gian lễ hội diễn ra) mà chỉ do một gia đình tổ chức nên rất tốn kém, thường mất từ 7 đến 20 triệu.

Nghi lễ cấp sắc

Các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ, xin phép thần linh để tổ tiên vượt qua được đèo cao suối sâu, qua các bản làng để về được đúng nhà mình, báo cáo với tổ tiên rằng, đứa trẻ của gia đình đã đến tuổi trưởng thành, cầu mong các vị thần và tổ tiên cho phép làm lễ cấp sắc và phù hộ cho gia đình, cho đứa trẻ trưởng thành.

Người Dao quan niệm rằng, người đã qua cấp sắc thì dù ít tuổi vẫn được xem là người trưởng thành, có quyền tham gia vào những việc hệ trọng của làng, khi chết hồn vía sẽ được về với tổ tiên.

Trong lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. Tiếp đó, tại lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thầy đốt đèn, đặt nến để làm lễ. Người thụ lễ được cấp đạo sắc với 10 điều cấm và 10 điều nguyện. Điều quan trọng nhất trong các buổi lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và cha đẻ, sau đó quan sát và bắt buộc phải nhảy theo chỉ dẫn của thầy cúng một số điệu.

Kết thúc nghi lễ, các thầy múa dâng rượu, lễ vật, nhảy múa 3 vòng ở ngoài sân và trong nhà để tạ ơn các thần linh đã giúp đỡ tổ chức lễ thành công. Ngày này sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ, cậu bé đã được tổ tiên, cộng đồng công nhận là người trưởng thành, có một cái tên âm mới để giao tiếp với thế giới tâm linh, được tổ tiên phù hộ, soi sáng và che chở.

Tuy nhiên, lễ cấp sắc diễn ra xong vẫn chưa kết thúc hoàn toàn. Vào ngày tết âm cùng năm, trò được thầy cúng cấp sắc phải mang giấy cúng, thịt lợn và một con gà đến nhà thầy (chỉ một lần duy nhất) để tạ ơn (gọi là lễ tạ ơn, lễ bái sư ngày tết), thì mới gọi là hoàn tất xong xuôi mọi thứ. Thể hiện sự tín nghĩa, trước sau trong văn hóa cộng đồng.

 

 

 

About Viettravelo

Mình là Hải Ông Địa Của Thổ Địa Du Lịch Viettravelo.com, rất vui khi được chia sẻ du lịch cùng các bạn. Với mong muốn là Thổ Địa dẫn đường cho mọi chuyến du lịch của bạn. Bạn có thể kết bạn với mình để theo dõi hoặc cần tư vấn lịch trình du lịch sắp tới đẻ có trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé. Facebook mình: https://www.facebook.com/ThoDiaDuLich
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

LIKE ĐI BẠN ƠI

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x